Hình Ảnh Của Ubnd Phường An Khê
Vừa qua, đoàn lãnh đạo Quận uỷ, HĐND, UBND quận, Trưởng các ban, ngành, đoàn thể quận do đồng chí Phạm Khắc Tuấn - Bí thư Quận uỷ làm Trưởng đoàn...
Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND phường
Theo Điều 63 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định :
Chức năng của Ủy ban nhân dân
- Tổ chức và hướng dẫn cho nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn. Tạo điều kiện cho nhân dân làm ăn và phát triển kinh tế địa phương.
- Kiểm tra và giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách tại Địa phương.
- Tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch về kinh tế xã hội và kế hoạch ngân sách.
Như vậy, chức năng của ủy ban nhân dân là tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
Từ khóa: #Công an phường Võ Cường
UBND phường Định Công là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, thực hiện công tác quản lý nhà nước ở địa phương theo quy định của hiến pháp và pháp luật. UBND phường luôn giữ trách nhiệm gìn giữ sự ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường. Vậy chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của UBND phường Định Công là gì?
Thông tin liên hệ UBND phường Định Công
UBND Phường Định Công có trách nhiệm tiếp nhận các phản ánh, khiếu nại, tố cáo của công dân. Khi có điều thắc mắc hoặc muốn khiếu nại, tố cáo, người dân có thể đến cơ quan UBND phường Định Công để được xử lý. Ngoài ra, UBND phường còn thực hiện các thủ tục hành chính khác như: Đăng ký kết hôn, làm giấy khai sinh cho con, công chứng giấy tờ, chứng thực chữ ký,...
Địa chỉ: Lô 9 khu đô thị Định Công, Trần Nguyên Hán, Quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ pháp lý, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: [email protected]
- Sáng ngày 14/9/2023 Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” phường Phước Bình tổ chức Chương trình trao học bổng Nguyễn Hữu Thọ cho các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp năm học mới 2024 – 2025.
Tham dự Chương trình có ông Dương Thanh Dũng – Phó Bí thư thường trực Đảng ủy phường; bà Bùi Thu Trâm – Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường; bà Võ Thị Kim Ngọc – Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Trưởng Ban vận động quỹ “Vì người nghèo” phường; bà Hồ Thị Phước – Đảng ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường; các ông, bà đại diện thường trực các đoàn thể phường; các ông, bà thành viên Ủy ban MTTQ phường; Bí thư, Trưởng 8 khu phố; Trưởng, phó Ban Công tác Mặt trận 8 khu phố; các mạnh thường quân; các em học sinh, sinh viên và đại diện phụ huynh.
- Trong thời gian qua, Ban Vận động quỹ “Vì người nghèo” của phường luôn nhận được sự hỗ trợ của quý Mạnh thường quân cùng với địa phương chăm lo học bổng cho các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Thông qua Hội nghị cũng là dịp để Ban vận động quỹ vì người nghèo được bày lòng biết ơn đến quý vị Mạnh thường quân đã đồng hành, dành những tình cảm, tâm huyết cho sự nghiệp trồng người tại địa phương.
- Tại chương đã trao 78 phần học bổng cho các em với số tiền là 167.000.000 đồng (Một trăm sáu mươi bảy triệu đồng chẵn). Những phần quà và học bổng được trao đến các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn không chỉ là sự hỗ trợ về mặt vật chất mà còn được gửi gắm vào trong đó tình yêu thương, sự quan tâm, sẻ chia, sự động viên về mặt tinh thần rất lớn. Chúc các em có một năm học thu hoạch được nhiều kiến thức, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện thể chất, là người con ngoan, trò giỏi.
Ngày 28/01/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực xây dựng (viết tắt là Nghị định số 16/2022/NĐ-CP), thay thế Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở (viết tắt là Nghị định số 139/2017/NĐ-CP) và Nghị định số 21/2020/NĐ-CP ngày 17/02/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2017/NĐ-CP.
Nghị định 16/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 28/01/2022.
1. Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính:
Nghị định 16/2022/NĐ-CP đã bổ sung thẩm quyền cho UBND cấp xã, cụ thể: Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm;và hình phạt bổ sung:Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng.
Tăng thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của UBND cấp huyện, phạt tiền:đến 200.000.000 đồngvàhình phạt bổ sung:Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chínhkhông phụ thuộc vào giá trị.
2. Vềthẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính:
Về cơ bản Nghị định 16/2022/NĐ-CP kế thừa Nghị định 139/2017/NĐ-CP về những người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, tuy nhiên Nghị định 16/2022/NĐ-CP đã bỏ quy định viên chức thuộc UBND các cấp được lập biên bản vi phạm hành chính, chỉ quy định “Công chức thuộc Ủy ban nhân dân các cấp được giao nhiệm vụ kiểm tra, phát hiện vi phạm hành chính về xây dựng quy định tại Nghị định này” có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính.
3. Bổ sung mới, sửa đổi một số hành vi vi phạm hành chính bị xử lý:
- Quy định xử phạt hành vi không công khai Giấy phép xây dựng:Xử phạt đối với hành vi không công khai giấy phép xây dựng tại địa điểm thi công xây dựng trong suốt quá trình thi công (khoản 2 Điều 16).
- Quy định xử phạt không điều chỉnh Giấy phép xây dựng:Xử phạt đối với hành vi không thực hiện thủ tục để điều chỉnh, gia hạn giấy phép xây dựng (khoản 3 Điều 16)
-Quy định xử phạt trong quản lý hạ tầng kỹ thuật,bổ sung xử phạt các hành vi như:
+ Vi phạm quy định về ký thỏa thuận thực hiện dịch vụ cấp nước, kế hoạch phát triển cấp nước (điều 43).
+ Vi phạm quy định về quản lý hệ thống thoát nước mưa và tái sử dụng nước mưa (điều 51).
- Bổ sung hành vi được xác định là sai phép:Trường hợp xây dựng không đúng giấy phép xây dựng được cấp nhưng không thuộc trường hợp phải điều chỉnh giấy phép xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng thì không bị coi là hành vi xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp (khoản 17 Điều 16).
- Sửa đổi quy định về trường hợp đang thi công phải xin phép xây dựng
Nghị định 139/2017/NĐ-CP chỉ quy định đối với trường hợp xây dựng sai phép, không phép, xây dựng không đúng thiết kế mà đang thi công xây dựng thì bị lập biên bản vi phạm hành chính, dừng thi công và cho 60 ngày đề cá nhân, tổ chức vi phạm làm thủ tục giấy phép xây dựng. Quy định này gây nhiều khó khăn cho người có thẩm quyền xử phạt cũng như người vi phạm, bởi vì có nhiều công trình không đủ điều kiện để xin giấy phép xây dựng nhưng vẫn phải để 60 ngày để làm thủ tục, dẫn đến người vi phạm tiếp tục vi phạm, khó xử lý cưỡng chế sau này.
Nghị định 16/2022/NĐ-CP đã quy định cụ thể chỉ những trường hợp đủ điều kiện cấp phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh thiết kế xây dựng mà đang thi công thì mới cho thời hạn 90 ngày hoặc 30 ngày để làm thủ tục xin phép, cụ thể tại Điều 81 quy định:
Các hành vi quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều 16 Nghị định này thuộc trường hợp đủ điều kiện cấp phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh thiết kế xây dựng mà đang thi công thì xử lý như sau:
- Người có thẩm quyền có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình. Trong thời hạn 90 ngày đối với dự án đầu tư xây dựng, 30 ngày đối với nhà ở riêng lẻ kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải hoàn thành hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh và có giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh.
Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc điều chỉnh thiết kế xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về cấp giấy phép, về thẩm định và bổ sung thêm hồ sơ chứng minh đã hoàn thành việc nộp phạt vi phạm hành chính.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cấp giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh, cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm thẩm định thiết kế xây dựng điều chỉnh theo quy định của pháp luật.
Nghị định 16 đã bổ sung một số nội dung ở Nghị định 139/2017/NĐ-CP khi giải thích về công trình khác, như bổ sung công trình không thuộc trường hợp lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, quy định rõ nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân.Cụ thể, tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 16/2022/NĐ-CP thì Công trình khác quy định tại Nghị định này là công trình không thuộc đối tượng có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, công trình không thuộc đối tượng có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật đầu tư xây dựng và không phải là nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân.
- Tăng mức phạt đối với hành vi sai giấy phép xây dựng
Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp thì bị phạt tiền từ 10 đến 50 triệu đồng, Nghị định 16/2022/NĐ-CP đã tách thành 02 nhóm hành vi để xử phạt và tăng mức xử phạt, cụ thể:
+ Tại khoản 4 Điều 16 quy định Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo, di dời công trình và giấy phép xây dựng có thời hạn như sau:
a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
b) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
c) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
+ Tại khoản 6 Điều 16 quy định Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới như sau:
a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
- Vi phạm về lập quy hoạch xây dựng, đô thị:
Theo Điều 9Nghị định 16/2022/NĐ-CP phạt tiền từ 150 đến 200 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: (i) Tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch, đồ án quy hoạch, nhiệm vụ quy hoạch điều chỉnh hoặc đồ án điều chỉnh quy hoạch không đúng yêu cầu, nguyên tắc, nội dung và thời gian quy định(trước đây, mức phạt đối với hành vi này là từ 30 đến 40 triệu đồng); (ii) Không lấy ý kiến hoặc lấy ý kiến không đúng quy định của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc cộng đồng dân cư có liên quan về nhiệm vụ quy hoạch, đồ án quy hoạch, nhiệm vụ quy hoạch xây dựng điều chỉnh, đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng theo quy định(trước đây, mức phạt đối với hành vi này là từ 30 đến 40 triệu đồng);(iii) Tổ chức lập bản vẽ tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trình, giải pháp về hạ tầng kỹ thuật trong nội dung thiết kế cơ sở đối với dự án đầu tư xây dựng có quy mô nhỏ hơn 5 ha (nhỏ hơn 2 ha đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở chung cư) không phù hợp với quy hoạch phân khu xây dựng(đây là nội dung mới bổ sung).
- Hành vi xây dựng công trình không che chắn hoặc có che chắn nhưng để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xung quanh:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 16Nghị định 16/2022/NĐ-CP: (i) Phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ hoặc công trình xây dựng khác (trước đây, mức phạt với hành vi này là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng);
-Hành vi thi công công trình không có giấy phép xây dựng:
Theo quy định tại khoản 7 Điều 16Nghị định 16/2022/NĐ-CPquy định mức phạt với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau: (i) Phạt tiền từ 60 đến 80 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ(trước đây, mức phạt đối với hành vi này từ 20 đến 30 triệu đồng); (ii) Phạt tiền từ 80 đến 100 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác; (Trước đây, mức phạt đối với hành vi này từ 10 đến 20 triệu đồng);(iii) Phạt tiền từ 120đến 140 triệu đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng (trước đây, mức phạt đối với hành vi này từ 30 đến 50 triệu đồng).
- Hành vi không lắp đặt biển báo tại công trình xây dựng:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 17Nghị định 16/2022/NĐ-CPquy định: Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi không lắp đặt biển báo công trình tại công trường xây dựng hoặc biển báo không đầy đủ nội dung theo quy định(trước đây, mức phạt đối với hành vi này là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng).
- Hành vi thi công sai hợp đồng xây dựng:
Theoquy định tại điểm b Khoản 4 Điều 33Nghị định 16/2022/NĐ-CP: Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng đối với hành vi thi công sai hợp đồng xây dựng, sai giấy phép xây dựng, sai thiết kế xây dựng công trình đã được phê duyệt hoặc sai chỉ dẫn kỹ thuật (trước đây, mức phạt với hành vi này là từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng).
- Tăng gấp đôi mức phạt với hành vi phê duyệt dự án đầu tư không đảm bảo đủ vốn:
Theo khoản 3 Điều 12Nghị định 16/2022/NĐ-CP: Phạt tiền từ 100 đến 120 triệu đồng đối với hành vi phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình không đảm bảo đủ vốn của dự án theo quy định(trước đây, mức phạt đối với hành vi này là từ 50 đến 60 triệu đồng).
- Tăng mức phạt đối với hành vi không chấp hành yêu cầu tạm dừng
Nghị định 16/2022/NĐ-CP đã kế thừa quy định của Nghị định 139/2017/NĐ-CP về việc xử phạt hành vi đã lập biên bản vi phạm hành chính mà tổ chức, cá nhân tiếp tục vi phạm, tuy nhiên đã bổ sung quy định việc tiếp tục vi phạm trước khi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, đồng thời tăng mức phạt tối thiểu từ 5 triệu lên 100 triệu và tối đa 350 triệu lên 500 triệu,cụ thể:
Tại khoản 12 Điều 16 quy định Xử phạt hành vi tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm sau khi đã bị lập biên bản vi phạm hành chính (trước khi ban hành quyết định xử phạt) dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm đối với các hành vi vi phạm hành chính được quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này thì mức phạt cụ thể như sau:
a) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
b) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
c) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
6. Vi phạm quy định về trật tự xây dựng
- Không phân biệt nhà ở riêng lẻ ở đô thị, nông thôn
Nghị định 139 chỉ quy định xử phạt hành vi xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ ở đô thị không có giấy phép xây dựng, Nghị định 16 bỏ quy định chỉ xử phạt ở đô thị mà quy định xử phạt chung cho cả đô thị và nông thôn đối với hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ không có giấy phép xây dựng.
Tại khoản 7 Điều 16 quy định Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:
a) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
b) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
c) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
- Xây dựng trên đất không đúng mục đích chỉ xử phạt đất đai
Trước đây, Nghị định 139/2017/NĐ-CP không quy định cụ thể việc xây dựng công trình trên đất không đúng mục đích thì bị xử phạt như thế nào nên thực tế các cơ quan nhà nước khi phát hiện hành vi xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp đã xử phạt cả 02 hành vi, đó là xử phạt hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai, và xử phạt hành vi xây dựng không phép đối với khu vực đô thị theo Nghị định 139.
Nghị định 16/2022/NĐ-CP đã quy định cụ thể: Đối với các công trình xây dựng trên đất không đúng mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai thì xử phạt theo quy định tại nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Như vậy, theo Nghị định 16 thì khi cá nhân, tổ chức xây dựng công trình trên đất không đúng mục đích sử dụng đất, ví dụ xây dựng nhà ở riêng lẻ trên đất nông nghiệp thì chỉ bị xử phạt 01 hành vi chuyển mục đích sử dụng đất theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP, không xử phạt trên lĩnh vực xây dựng. Quy định này phù hợp với thực tiễn, bởi vì thực chất người vi phạm chỉ có 01 hành vi vi phạm.
7. Thay đổi, bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả
Nghị định 16 đã bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả Buộc thực hiện thủ tục điều chỉnh hoặc gia hạn giấy phép xây dựng hoặc buộc công khai giấy phép xây dựng theo quy định với hành vi không điều chỉnh gia hạn, công khai giấy phép xây dựng.
Nghị định 16 đã sửa đổi biện pháp “buộc tháo dỡ” thành “Buộc phá dỡ” công trình, phần công trình xây dựng vi phạm. Quy định này phù hợp với Điều 118 Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020 và phù hợp với thực tế cưỡng chế công trình xây dựng, không thể tháo dỡ mà phải phá dỡ công trình vi phạm.
This site uses cookies from Google to deliver its services and to analyze traffic. Information about your use of this site is shared with Google. By using this site, you agree to its use of cookies.