Để trở thành người sử dụng thành thạo tiếng Anh, việc học từ vựng là một yếu tố cốt lõi không thể bỏ qua. Tuy nhiên, việc học từ vựng tiếng Anh thường phải diễn ra trong thời gian rất dài, do đó yêu cầu người học phải có được lộ trình cũng như phương pháp phù hợp để tránh bị “mất phương hướng” trong quá trình học.

Cách xác định trình độ của bản thân

Xác định được trình độ của bản thân sẽ giúp người học xây dựng được lộ trình học phù hợp nhất, từ đó tiết kiệm được thời gian và công sức bỏ ra trong quá trình học.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để người học có thể dễ dàng xác định được trình độ từ vựng của bản thân. Một trong những cách đơn giản và chính xác nhất người học có thể áp dụng đó là sử dụng những bài kiểm tra từ vựng đến từ những trang web uy tín. Một số trang web hỗ trợ kiểm tra trình độ từ vựng chính xác và hoàn toàn miễn phí bao gồm:

Sau khi đã xác định được trình độ, người học có thể tối ưu hóa lộ trình học từ vựng bên dưới để phù hợp với khả năng cũng như mục tiêu của người học.

Chỉ tập trung luyện nghe và “ngại” nói

Học giao tiếp tiếng Anh không chỉ có luyện nghe mà quan trọng hơn là luyện tập kỹ năng nói. Nếu bạn cứ e ngại việc nói thì bạn sẽ không biết cách phản hồi hay giải thích thông tin ra sao cho người bản xứ. Càng “ngại” nói, bạn sẽ mãi “giậm châm tại chỗ”.

Nội dung lộ trình học tiếng Anh B2 cả 4 kỹ năng (Dành cho các bạn có nền tảng A2 – B1)

Lộ trình học tiếng Anh B2 cả 4 kỹ năng

Mục tiêu: Phát triển khả năng nghe hiểu ở cấp độ cao, với các bài nghe dài và phức tạp hơn. Tập trung vào nghe phân tích để hiểu sâu ý nghĩa ngầm và nắm bắt thông tin chi tiết.

Bài tập: Nghe các podcast học thuật hoặc đoạn trích từ các chương trình tin tức. Kỹ thuật: Nghe hiểu từ tổng quát đến chi tiết, luyện kỹ năng xác định ý chính và ghi chú thông tin quan trọng.

Bài tập: Nghe các bài phỏng vấn hoặc thuyết trình (BBC World Service, NPR) và ghi lại ý tưởng chính, thông tin chi tiết. Kỹ thuật: Phân tích cấu trúc câu, ngữ điệu và phong cách biểu đạt; phân biệt các thông tin chính với các chi tiết phụ.

Bài tập: Thực hiện bài tập nghe phân tích sâu về các chủ đề học thuật, giải thích hoặc tóm tắt nội dung. Kỹ thuật: Nghe và tự tóm tắt nội dung, tập trung phát triển khả năng phân tích và hiểu ý nghĩa ẩn.

Mục tiêu: Xây dựng khả năng trình bày ý tưởng và tham gia tranh biện với các chủ đề phức tạp, tăng cường sử dụng cấu trúc câu phức và từ vựng nâng cao.

Bài tập: Thực hành thuyết trình ngắn về các chủ đề như văn hóa, khoa học xã hội, và kinh tế. Kỹ thuật: Tập trung vào phát âm, ngữ điệu và cách sử dụng các cụm từ liên kết trong khi nói.

Bài tập: Tổ chức các phiên tranh luận về các chủ đề khó như bảo vệ môi trường, tác động của công nghệ. Kỹ thuật: Học cách lập luận và trình bày ý tưởng theo một cách thuyết phục, sử dụng từ vựng và cấu trúc câu phong phú.

Bài tập: Thực hiện các bài thuyết trình chi tiết hơn về các chủ đề học thuật và bắt đầu làm quen với tranh biện. Kỹ thuật: Sử dụng nhiều cấu trúc câu phức và từ vựng học thuật để biểu đạt ý kiến một cách rõ ràng và logic.

Mục tiêu: Đọc hiểu các bài viết dài và phức tạp, nắm bắt thông tin sâu và phân tích ý nghĩa.

Bài tập: Đọc các bài báo từ The Economist, National Geographic với từ vựng phong phú và học thuật. Kỹ thuật: Luyện kỹ năng skimming (đọc lướt) và scanning (đọc tìm kiếm thông tin), đồng thời tập trung vào ghi chú từ khóa.

Bài tập: Đọc các đoạn văn dài và thực hiện phân tích câu, phát triển cách sử dụng từ vựng. Kỹ thuật: Tập phân biệt giữa thông tin chính và chi tiết hỗ trợ, học cách phát hiện các lập luận và quan điểm.

Bài tập: Đọc và tóm tắt nội dung, tập trung vào ý nghĩa sâu xa và các yếu tố ngữ cảnh. Kỹ thuật: Đọc sâu để hiểu nội dung toàn diện, đồng thời phân tích cách sử dụng cấu trúc câu và từ vựng trong bài đọc.

Mục tiêu: Phát triển khả năng viết học thuật và phân tích, với bài essay có cấu trúc và cách lập luận logic, bao gồm cả mô tả biểu đồ.

Bài tập: Viết các đoạn văn mô tả chủ đề cơ bản và cấu trúc câu phức để tạo nền tảng. Kỹ thuật: Luyện kỹ năng lập dàn ý, sử dụng cấu trúc câu phức, và tổ chức ý tưởng một cách logic.

Bài tập: Viết các bài essay có cấu trúc rõ ràng và sử dụng từ vựng học thuật. Kỹ thuật: Tạo dàn ý chi tiết, brainstorming và phân tích các luận điểm, học cách liên kết ý tưởng một cách mạch lạc.

Bài tập: Viết bài mô tả biểu đồ và essay nâng cao, tập trung vào cách sử dụng cấu trúc câu phức. Kỹ thuật: Sử dụng liên từ và các cụm từ liên kết để tăng tính mạch lạc, luyện tập kỹ năng viết bài dưới áp lực thời gian.

Lộ trình học giao tiếp tiếng Anh trung cấp (Intermediate)

Nếu bạn là một người chăm chỉ thì chỉ cần sau 6 tháng, bạn có thể đạt được trình độ cho người trung cấp. Người trung cấp là người đã có nền tảng tiếng Anh vững, có thể đọc hiểu tốt nhưng phần nghe nói còn chưa vững.

Sau khi cải thiện phát âm và có vốn từ vựng nhất định, bạn có thể giao tiếp trong các tình huống căn bản. Sau đó, bạn cần bước sang mục tiêu tiếp theo. Giờ là lúc bạn cần rèn luyện và tăng cường phản xạ để nói nhanh hơn, nói hay hơn.

Mục tiêu ở giai đoạn trung cấp là bạn sẽ phát triển khả năng nghe và phản xạ ở mức thành thạo. Bạn có thể nghe hiểu và nói tiếng Anh trong nhiều tình huống.

Từ vựng tiếng Anh là biển cả bao la mà bạn khó có thể học hết được. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên học và sử dụng từ vựng trong giao tiếp giúp bạn tiến bộ nhanh hơn.

Nếu như bạn đã trau dồi kha khá từ vựng ở mức cơ bản thì ở mức trung cấp, bạn sẽ cần học những từ vựng khó hơn. Đó là những từ vựng được người nước ngoài thường xuyên sử dụng. Bạn cần mở rộng vốn từ và tthử thách bản thân với những từ vựng, cấu trúc câu nâng cao.

Một số tài liệu mà bạn có thể tham khảo: Từ Vựng Tiếng Anh Thực Hành – English Collocation In Use (Cambridge), Oxford Learner’s Pocket Dictionary: A Pocket-sized Reference to English Vocabulary (Oxford), Use (Cambridge),… Bạn nên sử dụng song song từ điển Anh – Anh và cả Anh – Việt nữa nhé.

Nghe và nói chính là kỹ năng mà bạn cần cải thiện trong giai đoạn này. Bạn nên luyện cả nghe và nói cùng một lúc chứ không nên tách rời kỹ năng. Bạn có thể luyện nghe với bộ Power English (AJ Hoge) để vừa nghe vừa luyện cách nói lại. Ngoài ra, bạn có thể luyện nghe và đọc theo nhân vật khi bạn xem những bộ phim. Ví dụ như Friends, How I met your mother,…

Tới thời điểm này, bạn có thể luyện nghe trên các kênh YouTube như: TED talk, Boston English,… Bạn có thể thử thách bản thân bằng cách chỉnh tốc độ video lên x1.25, x1.5, x2. Qua đó, bạn có thể rèn luyện kỹ năng nghe của mình. Bạn nên tham khảo thêm cuốn sách “How to speak like a Native” để luyện nói sao cho hay nhất.

Tư duy ngôn ngữ theo nghĩ – dịch – nói

Đây là cách học sai lầm của đa số người Việt khi học giao tiếp bằng tiếng Anh. Khi nghe một câu hỏi, bạn sẽ dịch câu đó sang tiếng Việt, nghĩ câu trả lời bằng tiếng Việt và dịch câu đó sang tiếng Anh. Đó là một quá trình lằng nhằng và phức tạp. Bạn hãy tập luyện tư duy bằng tiếng Anh và nghĩ đến câu trả lời bằng tiếng Anh. Nếu làm được điều này, bạn sẽ thấy cuộc hội thoại trở nên trôi chảy hơn rất nhiều.

Trên đây là những điều mà bạn cần biết về lộ trình học giao tiếp tiếng Anh dành cho người mới bắt đầu. Bạn cần một lộ trình rõ ràng để tập luyện giao tiếp từ cơ bản đến nâng cao. Và từ đó, bạn sẽ trở nên tiến bộ hơn qua mỗi ngày. Bên cạnh đó, VinUni cũng có các chương trinh học Tiếng Anh như Pathway English để sinh viên có thể trau dồi ngoại ngữ tốt hơn. Từ đó, sinh viên sẽ tự tin hơn trong 4 kỹ năng trong thời gian đi học và kể cả đi làm sau này.