Sinh Hoạt Chuyên Đề Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Chuyên Môn
NDO - Sáng 12/12, tại trụ sở 71 Hàng Trống, Hà Nội, Báo Nhân Dân phối hợp cùng Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD) tổ chức Lễ ra mắt chương trình "Xây Tết 2025” với những...
Các chuyên đề nâng cao toán lớp 7
Bạn chỉ cần click vào nút Tải Về là tải được ngay tài liệu này nhé !
Hoạt động sinh hoạt chuyên môn là hoạt động thường xuyên diễn ra tại trường tiểu học Thạch Bàn B. Các buổi sinh hoạt chuyên môn được coi là những buổi tập huấn nhỏ nhằm bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ cho giáo viên và luôn được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Trong các nhà trường nói chung, trường tiểu học Thạch Bàn B nói riêng, hoạt động chuyên môn là hoạt động chủ yếu thực hiện Chương trình, kế hoạch giáo dục; Đổi mới phương pháp dạy học; Đổi mới kiểm tra đánh giá, … theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Như chúng ta đã biết, mọi hoạt động trong nhà trường đều nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học. Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy và giáo dục trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, những năm gần đây, ngành GD&ĐT đã chú trọng đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Dạy học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh, điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và trong quản lí. Trong đó, đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt của các tổ chuyên môn cũng luôn được coi trọng, được tổ chức thực hiện và duy trì thường xuyên. Hoạt động sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn luôn được BGH nhà trường quan tâm, coi đó là một hoạt động nhằm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên; góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giảng dạy. Mặt khác, sinh hoạt chuyên môn còn tạo điều kiện cho giáo viên giữa các tổ giao lưu học tập lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm về những cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả nhằm góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”, đồng thời qua đó tạo được sự thống nhất trong thực hiện quy chế chuyên môn, nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Theo lịch công tác, chiều ngày 13,14,15/2/2023 các tổ khối 1,2,3 đã lần lượt tiến hành họp Sinh hoạt chuyên môn. Đến dự các buổi họp đều có 3 đồng chí trong Ban giám hiệu nhà trường và đầy đủ các thành viên của tổ khối. Dưới sự chỉ đạo của các đồng chí tổ trưởng chuyên môn, nội dung sinh hoạt được thực hiện đầy đủ, đảm bảo hiệu quả; các thành viên trong tổ sôi nổi trao đổi, thảo luận ý kiến về những nội dung:
- Đánh giá, nhận xét những mặt làm được, chưa làm được trong 2 tuần 21,22
+ Công tác thực hiện chính trị, đạo đức lối sống, chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước: + Công tác nền nếp các lớp trong tổ + Công tác thực hiện quy chế chuyên môn + Công tác chủ nhiệm + Công tác thực hiện mô hình trường học điện tử + Thực hiện các hội thi do nhà trường và ngành phát động + Ý kiến thảo luận các thành viên trong tổ về những mặt làm được và hạn chế + Giải pháp khắc phục những hạn chế được tổ nhóm chỉ ra.
- Triển khai kế hoạch 2 tuần tiếp theo ( tuần 23,24).
+ Nhiệm vụ trọng tâm. + Thống nhất nội dung bài khó. + Công tác bồi dưỡng, phụ đạo học sinh. + Học tập nâng cao trình độ chuyên môn. + Công tác thực hiện mô hình trường học điện tử + Công tác chủ nhiệm và phối hợp.
- SHCM theo nghiên cứu bài học:
- Phát biểu chỉ đạo của Ban giám hiệu (nếu có).
+ Giải đáp ý kiến thắc mắc (nếu có).
Các buổi sinh hoạt chuyên môn đều diễn ra nghiêm túc, mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác giảng dạy. Những ý kiến trong buổi sinh hoạt đều vô cùng thiết thực và có giá trị đóng góp cao nhằm tạo nên sự thống nhất, đồng thuận giữa các thành viên trong tổ trong công tác giảng dạy và chủ nhiệm. Đồng thời, các đồng chí cũng được lắng nghe những góp ý, động viên khích lệ và ý kiến chỉ đạo sát sao, kịp thời của Ban giám hiệu nhà trường. Kết thúc buổi họp các thành viên trong tổ nhất trí thực hiện tốt các nội dung mà đồng chí tổ trưởng kết luận.
Có thể khẳng định, trong những năm qua công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng quê hương, đất nước, quảng bá hình ảnh và những giá trị tốt đẹp của đất nước, văn hóa, con người Việt Nam đến cộng đồng quốc tế. Để thực hiện tốt chủ trương của Đảng, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới, giải pháp đầu tiên là phải đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới; nâng cao ý thức của người dân, người lao động, doanh nghiệp trong việc tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài; ngăn ngừa tình trạng người lao động đi làm việc ở nước ngoài trái phép, vi phạm pháp luật nước sở tại, cư trú bất hợp pháp. Thông tin đầy đủ, chính xác trên hệ thống thông tin truyền thông, mạng xã hội về thị trường lao động ở nước ngoài, trong đó tập trung vào các thị trường có điều kiện làm việc tốt, an toàn, mức lương cao đồng thời giúp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài; tuyên truyền, phổ biến các chính sách của nhà nước trong việc hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài góp phần giảm nghèo, tăng thu nhập, nhất là đối với lao động ở nông thôn, địa bàn đặc biệt khó khăn; xây dựng các chuyên mục, chương trình chia sẻ những tấm gương, điển hình thành công sau khi đi làm việc ở nước ngoài để định hướng cho người lao động chủ động học tập nâng cao trình độ kỹ năng nghề, ngoại ngữ phù hợp với thị trường lao động ngoài nước và sau khi về nước. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động. Rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đảm bảo chặt chẽ, thống nhất, bao quát các nhóm đối tượng và tương thích với các cam kết, điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Nghiên cứu ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến, mở rộng thị trường mới tiếp nhận lao động Việt Nam, trong đó ưu tiên các thị trường có điều kiện làm việc tốt, an toàn và có mức thu nhập cao. Có chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động, trong đó ưu tiên nhóm lao động là quân nhân xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, hộ nghèo vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp; phát triển và chuẩn hóa các bộ tiêu chuẩn trong giáo dục nghề nghiệp, tiếp cận chuẩn của các nước phát triển trong khu vực ASEAN và thế giới; chủ động đàm phán với bên nước ngoài trong việc công nhận bằng cấp, trình độ kỹ năng nghề, kinh nghiệm làm việc của người lao động. Có giải pháp nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người lao động nhằm ngăn ngừa, hạn chế tình trạng người lao động đi làm việc ở nước ngoài vi phạm pháp luật, cư trú bất hợp pháp; tăng cường cơ chế phối hợp thông tin kịp thời, hiệu quả về các vấn đề phát sinh của người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Có chính sách, cơ chế kết nối, hỗ trợ người lao động sau khi về nước tìm kiếm việc làm phù hợp, trong đó cần chú ý đến việc sử dụng hiệu quả, phát huy trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề, ngoại ngữ và kinh nghiệm làm việc của người lao động. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc kết nối, tìm kiếm việc làm nhằm khắc phục khó khăn về khoảng cách địa lý, giảm bớt thời gian chuyển tiếp công việc và tiết kiệm chi phí xã hội. Xây dựng chiến lược đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Xây dựng chiến lược đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; gắn chương trình, kế hoạch đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với định hướng, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, công tác ngoại giao kinh tế, quan hệ đối ngoại.
Chủ động đề xuất đàm phán và ký kết thỏa thuận hợp tác về lao động với các quốc gia, vùng lãnh thổ nhằm tạo cơ sở pháp lý trong công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. Tăng cường công tác quản lý, bảo hộ công dân, ổn định và phát triển thị trường tại các địa bàn trọng điểm; kịp thời cập nhật, phổ biến chính sách, pháp luật về lao động với các cơ quan chức năng trong nước và người lao động; đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ, hướng dẫn người lao động tuân thủ pháp luật và giải quyết các vấn đề phát sinh trong thời gian người lao động làm việc ở nước ngoài. Nâng cao chất lượng công tác dự báo trung và dài hạn về thị trường lao động quốc tế; chủ động đàm phán, trao đổi thông tin về nhu cầu tiếp nhận; gắn kết chặt chẽ khâu đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động quốc tế. Thông tin công khai, minh bạch về thị trường lao động, thủ tục, điều kiện tiếp nhận lao động và các khoản chi phí đối với người lao động; đàm phán với bên nước ngoài để tăng cường hỗ trợ chi trả hoặc cắt giảm các khoản phí trong việc tiếp nhận người lao động Việt Nam sang làm việc, hướng đến giảm chi phí cho người lao động. Ngăn chặn hành vi lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để trục lợi, mua bán người. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; kịp thời phát hiện và đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này, nhất là các hành vi lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để trục lợi, mua bán người, tổ chức, môi giới cho người Việt Nam xuất cảnh trái phép hoặc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Nghiên cứu giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc móc nối, lôi kéo người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài tham gia hoạt động vi phạm pháp luật.