Ngành Kỹ thuật cơ khí học là ngành tham gia trực tiếp chế tạo, sản xuất các thiết bị sản phẩm cơ khí. Với nhiều người, công việc của ngành cơ khí luôn liên quan đến sắt thép, liên quan đến các công việc gia công bằng tay như tiện, phay, hàn, bào.... Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển của công nghệ, công việc ngành cơ khí được chuyên môn hóa, nhiều công việc cơ khí mà người làm việc gần như không tham gia vào tiện, phay, bào, hàn.

Ngành Kỹ thuật cơ khí (Mechanical Engineering) làm gì

Thiết kế và Phát triển Sản Phẩm: Kỹ sư cơ khí thiết kế và phát triển mọi thứ từ máy móc công nghiệp, thiết bị ô tô, đến các sản phẩm tiêu dùng như điện thoại di động và đồ gia dụng. Họ sử dụng kiến thức về nguyên lý cơ khí, vật liệu học, và kiểm soát chất lượng để tạo ra các sản phẩm hiệu quả và đáng tin cậy.

Phân tích và Giải quyết Vấn đề Kỹ thuật: Kỹ sư cơ khí thường phải xác định và giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong quá trình thiết kế, sản xuất, và vận hành các hệ thống và thiết bị cơ khí.

Nghiên cứu và Phát triển: Họ tham gia vào công tác nghiên cứu và phát triển (R&D) để cải tiến công nghệ hiện có và phát triển công nghệ mới, từ việc cải tiến hiệu suất năng lượng của máy móc đến phát triển vật liệu mới.

Quản lý Dự án và Sản xuất: Kỹ sư cơ khí thường chịu trách nhiệm quản lý các dự án, bao gồm lên kế hoạch, ngân sách, và giám sát quá trình sản xuất.

Kiểm tra và Đảm bảo Chất lượng: Đảm bảo rằng các sản phẩm và hệ thống cơ khí hoạt động an toàn, hiệu quả và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.

Tối ưu hóa và Cải tiến Quy trình: Cải tiến các quy trình sản xuất và vận hành để tăng hiệu quả, giảm chi phí và tác động môi trường.

Tư vấn và Hỗ trợ Kỹ thuật: Cung cấp chuyên môn kỹ thuật cho các dự án, các doanh nghiệp, và khách hàng.

Vị trí công việc liên quan đến Ngành Kỹ thuật cơ khí tại Việt Nam

Kỹ sư Thiết kế Cơ khí: Thiết kế các thành phần máy móc, thiết bị, hoặc hệ thống cơ khí cho các ngành công nghiệp như ô tô, máy móc, thiết bị nặng.

Kỹ sư Sản xuất và Chế tạo: Làm việc trong lĩnh vực sản xuất, tối ưu hóa quy trình sản xuất, giám sát quá trình lắp ráp và sản xuất.

Kỹ sư Bảo trì và Sửa chữa: Chịu trách nhiệm bảo trì và sửa chữa máy móc, thiết bị trong các nhà máy, xí nghiệp.

Kỹ sư Năng lượng: Tập trung vào việc thiết kế, vận hành, và cải thiện các hệ thống liên quan đến năng lượng, bao gồm năng lượng tái tạo.

Kỹ sư Tự động hóa và Robot: Phát triển các hệ thống tự động hóa và robot cho ngành công nghiệp.

Kỹ sư Chất lượng: Đảm bảo chất lượng sản phẩm và quy trình sản xuất, thực hiện kiểm tra và đánh giá chất lượng.

Nghiên cứu và Phát triển (R&D): Làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển để cải tiến công nghệ hiện tại và phát triển công nghệ mới.

Kỹ sư Dự án: Quản lý các dự án liên quan đến kỹ thuật cơ khí, từ lập kế hoạch đến triển khai và giám sát.

Tư vấn Kỹ thuật: Cung cấp tư vấn kỹ thuật cho các doanh nghiệp và dự án trong lĩnh vực cơ khí.

Giảng dạy và Đào tạo: Làm việc tại các trường đại học, cao đẳng, hoặc trung tâm đào tạo chuyên ngành kỹ thuật cơ khí.

Kỹ sư Thiết kế Điều hòa không khí và Làm lạnh: Thiết kế và phát triển các hệ thống HVAC (Heating, Ventilation, and Air Conditioning) cho các tòa nhà và công trình.

Ngành Cơ kỹ thuật đảm nhiệm việc tính toán, thiết kế mô phỏng các bài toán cơ học trong kỹ thuật như: tính toán mô phỏng các kết cấu cơ khí, kết cấu xây dựng, cầu đường, hệ thống đường ống. Ngành Cơ kỹ thuật đào tạo ra những kỹ sư chuyên nghiệp phục vụ Nhà nước, Chính phủ và các cơ quan doanh nghiệp trong, ngoài nước. Hãy cùng tìm hiểu các thông tin tổng quan ngành Cơ kỹ thuật trong bài viết dưới đây.

Nếu đây là ngành học bạn đang quan tâm thì hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của Hướng nghiệp GPO nhé!

1. Giới thiệu chung về ngành Cơ kỹ thuật

Cơ kỹ thuật (Mã ngành: 7520101) là chuyên đào tạo các kỹ sư có kiến thức hiện đại về cơ học, mô hình hóa, kỹ năng về công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo để nghiên cứu, phát triển và vận hành các thiết bị, hệ thống trong công nghiệp và môi trường, sử dụng cho hoạt động công tác sau này. Ngành Cơ kỹ thuật đào tạo kiến thức quản lý, kỹ năng điều hành, kiến thức về pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo, và có kiến thức cụ thể, năng lực chuyên môn phục vụ cho nhu cầu công việc sau này.

Sinh viên học ngành Cơ kỹ thuật sẽ được đào tạo để có thể nắm vững kiến thức về cơ học, nắm vững công cụ toán học và lập trình tin học. Đặc biệt là công cụ tính toán ứng dụng, kiến thức kỹ thuật để thực hiện việc mô phỏng các bài toán kỹ thuật thực tiễn. Trên cơ sở những kiến thức ngành Cơ kỹ thuật đã được đào tạo về mặt lý thuyết cơ bản thì sinh viên sẽ được phát triển kiến thức nâng cao, giúp đánh giá chất lượng và dự báo hư hỏng cho máy móc và công trình. Từ đó, vận dụng vào phục vụ công tác tính toán thiết kế, khảo sát và dự báo các hiện tượng liên quan đến cơ học.

2. Các trường đào tạo ngành Cơ kỹ thuật

Sau đây là hai trường đang tuyển sinh ngành Cơ kỹ thuật, các bạn có thể tham khảo:

3. Các khối xét tuyển ngành Cơ kỹ thuật

4. Chương trình đào tạo ngành Cơ kỹ thuật

Giới thiệu về công nghệ thông tin

Phương pháp tính trong kỹ thuật

Sức bền vật liệu và cơ học kết cấu

Phương trình vi phân và đạo hàm riêng

Phương trình thực nghiệm trong cơ học

Chuyên nghiệp trong công nghiệp

Một số vấn đề cơ bản cho kỹ sư toàn cầu

Kiến thức định hướng chuyên sâu

Khối kiến thức định hướng chuyên sâu về Thủy khí khởi nghiệp và môi trường

Động lực học – môi trường không khí và đồ ăn

Máy – thiết bị thủy khí và đồ ăn

Dòng cháy trong môi trường rỗng

Thực tập kỹ thuật định hướng Thủy khí công nghiệp và môi trường

Khối kiến thức định hướng chuyên sâu về Cơ học kỹ thuật biển

Thủy động lực học – môi trường biển

Đồ ăn thủy động lực học – môi trường biển

Công trình biển ngoài khơi, độ tin cậy và đồ ăn

Thí nghiệm đô đạc môi trường biển

Thiết kế và thi công trình biển

Thực tập kỹ thuật định hướng, Cơ học kỹ thuật biển

Khối kiến thực định hướng chuyên sâu về Cơ điện tử

Mô phỏng và thiết kế hệ cơ điện và đồ án

Kỹ thuật đo lường, đầu đo và đồ án

Điện tử công suất, điều khiển động cơ và đồ án

Thực tập kỹ thuật định hướng / Cơ điện tử

Khối kiến thức định chuyên sâu về Công nghiệp vũ trụ

Cảm biến, điều khiển vệ tinh và đồ án

Thiết kế, tích hợp vệ tinh nhỏ và đồ án

Nhập môn khi đông học thiết bị bay

Thử nghiệm kết cấu thiết bị không gian

Thực tập kỹ thuật định hướng Cơ nghiệp vũ trụ

Khối kiến thức định hướng chuyên sâu về Vật liệu và kết cấu tiên tiến

Các phương pháp số trong cơ học vật và kết cấu

Ổn định động lực học của kết cấu

Thực tập kỹ thuật định hướng Vật cấu và kết cấu tiến tiến

5. Cơ hội nghề nghiệp ngành Cơ kỹ thuật sau khi tốt nghiệp

Kỹ sư ngành Cơ kỹ thuật sau khi ra trường có thể làm việc tại các cơ quan quản lý, các cơ sở công nghiệp, các dự án về môi trường, các viện nghiên cứu và các trường đại học. Cụ thể, những lĩnh vực sinh viên ngành Cơ kỹ thuật có thể làm sau khi tốt nghiệp là:

Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Cơ kỹ thuật. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.

Kỹ thuật công nghiệp cung cấp những kiến thức về cả kỹ thuật và kinh doanh, xem xét các vấn đề từ góc nhìn quản lý cũng như kĩ thuật, tạo nên một bức tranh tổng quan về toàn dự án. Với một loạt các kĩ năng học được, sinh viên ra trường có thể tăng cơ hội nghề nghiệp làm việc ở cả vị trí về kĩ thuật và quản lý với mức lương ổn định.

Nếu đây là ngành học bạn đang quan tâm thì hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của Hướng nghiệp GPO nhé!

1. Giới thiệu chung về ngành Kỹ thuật công nghiệp

Kỹ thuật công nghiệp (Mã ngành: 7520117) là ngành sử dụng các kỹ thuật và công nghệ sản xuất để làm cho quá trình sản xuất nhanh hơn, đơn giản hơn, giúp tối ưu được hiệu quả hoạt động, từ đó đạt được lợi nhuận cao hơn. Ngành học này đào tạo ra những người chuyên điều hành các hoạt động về sản xuất, dịch vụ, dự án cho doanh nghiệp, công ty, cơ sở sản xuất và cơ sở dịch vụ nhằm mục  đích đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực cho các tổ chức, doanh nghiệp.

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật công nghiệp trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng kỹ thuật cốt lõi, kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực Kỹ thuật công nghiệp, để phát triển được khả năng hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành các hệ thống sản xuất… Ngoài ra, sinh viên được cung cấp thêm kiến thức về quản lý kinh tế, giúp sinh viên có khả năng thích ứng nhanh với nhiều môi trường làm việc khác nhau, nhất là khi làm việc trong các tập đoàn đa quốc gia hay công ty liên doanh nước ngoài.

Môn học ngành Kỹ thuật công nghiệp gồm: Vận trù học, xác suất, thống kê, kinh tế kỹ thuật, thiết kế thực nghiệm, quản lý sản xuất, quản lý dự án, kỹ thuật mô phỏng, kỹ thuật hệ thống, thiết kế mặt bằng, đo lường lao động, thiết kế công việc...

2. Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật công nghiệp

Hiện tại chỉ có một trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hồ Chí Minh tuyển ngành Kỹ thuật công nghiệp.

3. Các khối xét tuyển ngành Kỹ thuật công nghiệp

4. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật công nghiệp

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Kiến thức cơ sở nhóm ngành và ngành

Kiến thức chuyên ngành (cho các học phần lý thuyết và thí nghiệm)

Đồ án Thiết kế hệ thống công nghiệp

Tự động hoá quá trình sản xuất (CKM)

Quản trị sản xuất và chất lượng

Thiết kế và quản lý trang thiết bị công nghiệp

Quản trị sản xuất theo Lean và JIT

Kiến thức chuyên ngành (các học phần thực hành xưởng, thực tập công nghiệp)

Thực tập Thiết kế và mô phỏng hệ thống kỹ thuật

Thực tập Thiết kế và mô phỏng hệ thống sản xuất công nghiệp

Tốt nghiệp (Chọn một trong hai hình thức sau)

Kiến thức giáo dục đại cương (SV tích lũy 4 tín chỉ trong các môn học sau)

Kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ thuật

Phương pháp nghiên cứu khoa học

Kiến thức cơ sở nhóm ngành và ngành (Sinh viên tích lũy 3 tín chỉ trong các môn học sau)

Kiến thức chuyên ngành (Sinh viên tích lũy 5 tín chỉ trong các môn học sau)

Trang bị điện - Điện tử trong máy công nghiệp

An toàn lao động và môi trường công nghiệp

Bảo trì và bảo dưỡng công nghiệp

Hệ thống thông tin quản lý (MIS)

5. Cơ hội nghề nghiệp ngành Kỹ thuật công nghiệp sau khi tốt nghiệp

Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Kỹ thuật công nghiệp. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.

Kỹ thuật Cơ khí luôn là một trong những ngành then chốt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu. Ngày nay, tất cả các máy móc vận hành trong các dây chuyền sản xuất, hoạt động ở mọi nơi (trên và dưới mặt đất, trên bề mặt biển và dưới đáy biển, trên không gian và cả ngoài vũ trụ,…) đều có sự đóng góp to lớn của các nhà khoa học, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật cơ khí. Chính vì vậy, ngành Kỹ thuật Cơ khí luôn là ngành học thu hút rất nhiều bạn trẻ theo đuổi.Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ “ngành Kỹ thuật Cơ khí là gì, ra trường làm gì?”. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp đầy đủ câu hỏi:“Ngành Kỹ thuật Cơ khí là gì? Ra trường làm gì?”.

Kỹ thuật Cơ khí luôn là một trong những ngành then chốt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu

Kỹ thuật Cơ khí là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc và thiết bị hoặc các vật dụng hữu ích. Cơ khí áp dụng các nguyên lý nhiệt động lực học, định luật bảo toàn khối lượng và năng lượng để phân tích các hệ vật lý tĩnh và động, phục vụ cho công tác thiết kế trong các lĩnh vực như ô tô, máy bay và các phương tiện giao thông khác, các hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, đồ dùng gia đình, máy móc và thiết bị sản xuất, vũ khí,… Học ngành Kỹ thuật Cơ khí, bạn được trang bị kiến thức, kỹ năng gia công, thiết kế, chế tạo và cải tiến các sản phẩm cơ khí; khả năng vận hành, lắp ráp, bảo trì các thiết bị cơ khí, hệ thống cơ khí và giải quyết những vấn đề liên quan đến máy móc, thiết bị trong quy trình sản xuất. Biết đọc và vẽ bản vẽ kỹ thuật; thành thạo công nghệ CAD/CAM/CNC/CAE, giao diện người máy.

Ngoài khối kiến thức đại cương, sinh viên ngành Kỹ thuật Cơ khí sẽ được học các môn chuyên ngành tiêu biểu như: Hình họa – vẽ kỹ thuật, cơ lý thuyết, sức bền vật liệu, nguyên lý – chi tiết máy, cơ học lưu chất, kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử, công nghệ kim loại, cơ sở vẽ và thiết kế trên máy tính, điều khiển tự động, máy điều khiển chương trình số, công nghệ CAD/CAM/CNC,… Ngoài ra, tại những trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ khí uy tín như Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM, Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM, Đại học Cần Thơ,… sinh viên còn được chú trọng phát triển các kỹ năng: kỹ năng tư duy logic, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian và được tham gia rèn luyện kỹ năng thực hành tại hệ thống trung tâm thực hành với các thiết bị cơ khí tiên tiến; thường xuyên tham gia các hội thảo chuyên đề với sự đồng hành của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong và ngoài nước; sinh hoạt tại các CLB và thường xuyên tham dự các cuộc thi chế tạo máy, robot trong và ngoài trường. Đây là những điểm mấu chốt không thể thiếu giúp sinh viên phát huy tối đa những tố chất, khả năng mà một người Kỹ sư Cơ khí cần phải có.