Linh Hoạt Với Phương Thức  Giao Hàng Tận Tay của cơ sở Điêu Khắc Huỳnh Bá Thơ

'Nam mô A Di Đà Phật' nghĩa là gì?

Theo lý giải trên Cổng thông tin Phật giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, "Nam mô A Di Đà Phật" có nghĩa là “Kính lễ đấng giác ngộ vô lượng” hoặc “Quay về nương tựa đấng giác ngộ vô lượng”. Đây là câu niệm quen thuộc và thường dùng khi các Phật tử chào nhau.

A Di Đà là danh hiệu của vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Phật giáo Đại thừa. Câu niệm "Nam mô A Di Đà Phật" có ý nghĩa quay về nương tựa đấng giác ngộ vô lượng.

Câu "Nam mô A Di Đà Phật!" thể hiện danh hiệu của Phật và đã trở thành câu niệm Phật quen thuộc, phổ biến rộng rãi trong cộng đồng Phật tử xuất gia cũng như tại gia. Sự thông dụng của nó trong sinh hoạt hàng ngày phản ánh lòng tín niệm chân thành của Phật tử. Bốn chữ "A Di Đà Phật" cũng là câu chào lúc Phật tử gặp nhau.

Trong câu niệm "Nam mô A Di Đà Phật," có 6 ý nghĩa quan trọng:

Đức Phật A Di Đà. (Ảnh: Phatgiao.org.vn)

Khi niệm câu này, Phật tử thể hiện lòng thành kính tới Đức Phật, tin rằng ngài có thể cứu giúp và đem lại ánh sáng cho cuộc sống của họ.

Vậy "Nam mô A Di Đà Phật" là "kính lễ đấng Giác ngộ vô lượng" hoặc cũng có nghĩa là "Con quay về nương tựa vào đấng Giác ngộ vô lượng".

'Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật' là gì?

Theo kinh Phật, Đức Thích Ca Mâu Ni là bậc thầy thấu rõ, giác ngộ chân lý vạn pháp, đem lại ánh sáng cho nhân gian. Ngài xuất thân từ hoàng tộc Gautama thuộc tiểu vương quốc Shakya nhưng lại lựa chọn con đường tìm chánh đạo, tu tập. Trải qua 6 năm, ngài đạt giác ngộ khi 35 tuổi và dành cả phần đời còn lại để giảng dạy giáo pháp cho chúng sinh. Ngài chính là người đặt nền tảng cho sự hình thành và lan tỏa của đạo lý Phật giáo ngày nay.

Cũng theo lý giải trên Cổng thông tin Phật giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, câu niệm "Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật" có ý nghĩa chi tiết theo từng chữ như sau: Bổn nghĩa là gốc. Sư nghĩa là thầy. Bổn sư tức là gốc của bậc thầy, là một vị thầy lớn. Thích Ca Mâu Ni là tên Đức Phật.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. (Ảnh: Phatgiao.org.vn)

Tên của Ngài có nghĩa là năng nhân và tịch mặc. Nhân trong nhân đức và năng là năng lực, sức mạnh, năng nhân là sức mạnh của lòng nhân từ. Sức mạnh đó luôn tồn tại trong Đức Phật và cứu khổ cho chúng sinh, nguyện đưa chúng sinh đến nơi cực lạc, xua đi mọi muộn phiền, khổ đau trong cuộc sống.

Tịch mặc có nghĩa là trí tuệ, sự thấu đáo của trí tuệ thấu đạt mọi ngoại cảnh. Đức Phật là bậc đại trí, thoát khỏi tình trạng nô lệ cho ngoại cảnh, cho thân xác và ngộ ra chân lý giải thoát.

GN - Niệm Phật là pháp môn tu tập quan trọng và phổ biến trong Phật giáo. Pháp tu này do Đức Phật Thích Ca thuyết giảng, được áp dụng và truyền thừa từ thời Ngài còn tại thế cho đến hiện nay.

Hỏi: Xin hỏi, niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà (Phật Dược Sư) hoặc các vị Bồ-tát (theo truyền thống Phật giáo Đại thừa) với niệm danh hiệu Đức Phật Thích Ca cùng các vị A-la-hán (theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy) thì công đức, lợi ích có đồng nhau? Khi gặp khổ nạn, tôi được khuyên niệm Bồ-tát Quán Thế Âm, nếu tôi niệm danh hiệu một vị A-la-hán thì có linh ứng giống nhau không?

(BÌNH CẦN, thienbinh…@gmail.com)

Niệm Phật là pháp môn tu tập quan trọng và phổ biến trong Phật giáo. Pháp tu này do Đức Phật Thích Ca thuyết giảng, được áp dụng và truyền thừa từ thời Ngài còn tại thế cho đến hiện nay. “Có một pháp này, này các Tỳ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhất hướng, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là niệm Phật” (Kinh Tăng chi bộ, phẩm Một pháp, phần Niệm Phật).

Phật giáo thế giới hiện có hai truyền thống lớn, Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Đại thừa, cả hai phái này đều tu tập pháp môn Niệm Phật. Tuy vậy, cách thức niệm Phật của hai truyền thống lại khác nhau nhưng mục đích, tác dụng, lợi ích thì có nhiều điểm tương đồng.

Phật giáo Đại thừa chủ trương niệm Phật, căn bản có bốn phương pháp. Đó là: Trì danh niệm Phật, Quán tưởng niệm Phật, Quán tượng niệm Phật, Thật tướng niệm Phật. Trong đó, pháp Trì danh niệm Phật rất phổ biến, được nhiều người ứng dụng hành trì. Trì danh niệm Phật là niệm danh hiệu của một vị Phật, Bồ-tát như niệm danh hiệu Phật A Di Đà, Phật Dược Sư, Bồ-tát Quán Thế Âm v.v… Trì danh niệm Phật có nhiều kỹ thuật niệm như: Niệm thành tiếng, niệm thầm trong tâm, niệm nhỏ vừa đủ nghe, niệm và soi chiếu tự tâm, niệm và quán tưởng hình dung Đức Phật, niệm và lạy Phật v.v… Dù niệm theo cách nào thì cũng phải chú tâm vào đề mục, phát huy tỉnh giác cao độ, hướng đến nhất tâm mới có thể cảm ứng.

Khi bạn niệm danh hiệu Đức Phật Thích Ca và danh hiệu các vị Thánh A-la-hán, đó là phương pháp Trì danh niệm Phật của Phật giáo Đại thừa chứ không phải pháp Niệm Phật của Phật giáo Nguyên thủy.

Phật giáo Nguyên thủy không chủ trương niệm danh hiệu Đức Phật Thích Ca và các vị Thánh A-la-hán mà niệm ân đức (guna) Phật bảo, ân đức Pháp bảo và ân đức Tăng bảo. Phật bảo có 9 ân đức (Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ-Điều ngự trượng phu, Thiên nhơn sư, Phật, Thế Tôn). Khi niệm ân đức Phật bảo thì các ân đức chính là đề mục niệm, bước đầu cũng cần chú tâm, giác tỉnh cao độ và hướng đến nhất tâm.

Niệm ân đức Phật bảo có khả năng chứng đạt Cận định, tăng trưởng đức tin trong sạch nơi Ðức Phật, phát sinh hỷ lạc vi tế ở trong tâm, tránh được các điều rủi ro, được mọi người kính mến, được chư thiên hộ trì, vắng lặng phiền não, có trí tuệ sáng suốt, phước thiện tăng trưởng, tâm không sợ hãi, chịu đựng được những đau đớn khi bệnh hoạn, luôn có sự hổ thẹn và ghê sợ mọi tội lỗi, giữ gìn giới hạnh trong sạch dễ dàng, thích lắng nghe và thực hành Chánh pháp, khi về già gần chết tâm không mê muội, tái sanh làm người hoặc chư thiên có phước báo và uy lực.

Có thể nói, về phương diện lợi ích thì niệm danh hiệu Phật và Bồ-tát (Đại thừa) cùng niệm ân đức Phật bảo (Nguyên thủy) có nhiều điểm tương đồng, đặc biệt ở các phương diện như: Thân tâm an lạc; tăng trưởng niềm tin nơi Đức Phật; được Phật, Bồ-tát, Thánh tăng, hộ pháp, chư thiên che chở, gia hộ an lành.

Như đã dẫn giải, bạn niệm danh hiệu Phật nào thì công đức và lợi ích cũng giống nhau. Kể cả niệm danh hiệu Phật hay niệm ân đức Phật thì lợi ích cũng không mấy khác biệt. Sự linh ứng hay được gia hộ tùy thuộc vào nhân duyên của mỗi người với các vị Phật (Bồ-tát, Thánh tăng) nhưng quan trọng nhất vẫn là năng lực chú tâm, giác tỉnh và đạt nhất tâm của bạn.